Đào tạo công tác xã hội

0
7

Công tác xã hội là gi?

          Chúng ta từng nghe nhiều về khái niệm Công tác xã hội, nhất là những năm gần đây khi ngành công tác xã hội trở thành một nghề có vị trí quan trọng và được chú ý nhiều trong xã hội cũng như nền kinh tế. Công tác xã hội là một ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn, những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của biến cố chính trị,……

Công tác xã hội – Ngành học đáp ứng nhu cầu thực tiễn Việt Nam

          Ngày 25/3/2010 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu chính là: Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Văn kiện này là một chính sách tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về nhân lực chuyên ngành công tác xã hội tại Việt Nam hiện nay.

          Với những phương pháp giảng dạy tích cực của đội ngũ giảng viên, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết cho các em sinh viên, các thầy cô còn giúp hình thành cho các em sinh viên những kỹ năng sống cơ bản quan trọng như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm thông qua các bài tập thực hành đóng vai, thảo luận nhóm….Thông qua đó người học còn tự hình thành cho mình những thái độ tích cực trong học tập, trong làm việc nhóm, trong việc thiết lập mối quan hệ với người khác. 

Ngoài những giờ học trên giảng đường sinh viên còn có những chuyến đi thực hành, thực tế, tham gia nhóm tình nguyện trong nhiều môi trường khác nhau như bệnh viện, trường học, các cơ sở xã hội, tới các cộng đồng dân tộc ít người ở các địa phương giúp sinh viên có sự liên hệ thực tế từ bài học tới thực tiễn, áp dụng các kỹ năng của nhân viên công tác xã hội trong quá trình tiếp xúc với đối tượng tại cơ sở thực hành.

          Nhà trường rất chú trọng tới việc đào tạo đội ngũ giảng viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường nâng cao trình độ chuyên môn. Thêm vào đó nhà trường còn phối kết hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong việc mời giảng viên, chuyên gia tham gia giảng dạy tại trường, kết nối với các trung tâm, các cơ sở xã hội nhằm gửi sinh viên đến thực tập và tạo cơ hội cho các em trở thành những cộng tác viên trong các dự án nghiên cứu.

          Trong môi trường đào tạo chuyên ngành công tác xã hội nói chung và tại Cao đẳng Văn Lang Hà Nội nói riêng, sinh viên được hướng dẫn để hình thành, củng cố những giá trị tốt đẹp cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức lối sống.

Ngành học công tác xã hội trước tiên cung cấp cho sinh viên một tầm nhìn tổng thể về xã hội, về thế giới, về sự phận động và phát triển chung. Những kỹ năng được truyền đạt trong nhiều môn học giúp sinh viên rèn luyện năng lực tìm hiểu và phát hiện những vấn đề cuộc sống. Trên cơ sở phân tích và đánh giá hợp lý, mỗi sinh viên có thể định hình cho mình một phương thức và con đường riêng để giải quyết tốt nhất những khó khăn và nhiệm vụ đặt ra.

          Công tác xã hội đến với sinh viên không chỉ như một ngành khoa học, một nghề nghiệp chuyên môn mà hơn hết còn là một cơ hội để học cách sống hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Trong rất nhiều học phần cụ thể, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng cơ bản và thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày như: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý tình huống, kiểm soát khủng hoảng … Và, trong phần lớn học phần, sinh viên đều được chia sẻ về những giá trị nhân văn bền vững trong đời sống con người những điều thực sự hữu ích giúp mỗi cá nhân đứng vững trong một thời đại đầy biến động và thay đổi như hiện nay.

Nghề nghiệp tương lai

          Công tác xã hội là một trong số ít những ngành mở ra cho người học một cơ hội lựa chọn đa dạng về nghề nghiệp tương lai.

          Ngành lao động thương binh và xã hội: Sinh viên công tác xã hội có khả năng làm việc hiệu quả trong mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương của lĩnh vực này. Trên thực tế, một số lượng lớn của nhân công tác xã hội đang làm việc trong ngành này từ cấp trung ương tới cấp địa phương.

          Hội chữ thập đỏ là cơ quan sớm có đánh giá đúng đắn về tính chuyên nghiệp của ngành công tác xã hội. Thường xuyên, tiêu chuẩn tuyển dụng của Hội chữ thập đỏ có sự ưu tiên đặc biệt cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội.

          Bệnh viện và các cơ sở y tế: Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên công tác xã hội được rèn luyện những kỹ năng căn bản nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về tâm lý và sức khỏe cho các khách hàng của mình. Nhu cầu tuyển dụng cán bộ công tác xã hội vào làm việc tại các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc y tế ngành càng tăng cao trong một vài năm trở lại đây.

          Trường học tất cả các cấp ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề xã hội, tâm lý như nạn bạo lực học đường, tình trạng trầm cảm ở học sinh, quan hệ tình dục không an toàn… Quản lý và hỗ trợ giải quyết vấn nạn đó là thế mạnh của những cử nhân công tác xã hội.

          Các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong và ngoài nước: Các cơ quan phát triển này luôn có nhu cầu tuyển dụng một lượng nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp về phát triển cộng đồng, làm việc trực tiếp với các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ yếu thế, người khuyết tật,… Không ít những sinh viên tốt nghiệp công tác xã hội với khả năng ngoại ngữ tốt đã làm việc vững vàng và thành công tại đây.

          Lĩnh vực dịch vụ tư nhân đa dạng và rộng mở: Một cử nhân công tác xã hội được đào tạo chính quy hoàn toàn có khả năng tự mình lập những trung tâm, cơ sở dịch vụ xã hội trong lĩnh vực tham vấn, trị liệu cá nhân, phát triển cộng đồng. Đây là một môi trường làm việc mới mẻ nhưng đầy triển vọng phát triển tại Việt Nam.

LIÊN HỆ: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VĂN LANG HÀ NỘI

Cơ sở 1: Lô 14, 15 – BT 1 Khu Đô Thị Tân Tây Đô, Đan Phượng, Hà Nội (Gần Đại học công nghiệp Hà Nội)

Cơ sở 2: Đường Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, Hà Nội *

Cơ sở 3: Trung tâm dạy nghề số 5 Mỹ Đình; P. Mỹ Đình 2; Q. Nam Từ Liêm; Hà Nội

Cơ sở 4: Số 70 Phố Giáp Nhất – Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội

ĐT/Fax: 024.66861357    Hotline: 09 68 86 86 41

Bài trướcNhững điều cần biết để đi Du Học Nhật Bản
Bài tiếp theoQuy Định Giờ Làm Thêm Tại Nhật Bản

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here