Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định của chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, có phân loại công trình “công viên, cây xanh”. Vì vậy đối với đơn vị tham gia các gói thầu về Cảnh quan đô thị (Trồng và chăm sóc cây xanh đô thị, khuân viên, vv…) phải có chuyên môn và chứng chỉ/chứng nhận trồng và chăm sóc cây xanh.
Để đáp ứng điều kiện cần và đủ cho các doanh nghiệp, cũng như bổ sung, cập nhật thêm các kiến thức cho cán bộ quản lý, công nhân viên của các doanh nghiệp Trồng và chăm sóc cây xanh, cây xanh đô thị, cây xanh văn phòng vv…. Chúng tôi liên tục khai giảng các khóa học trồng và chăm sóc cây xanh. Kết thức khóa học, học viên được cấp chứng chỉ trồng và chăm sóc cây xanh, là điều kiện cần và đủ trong quá trình thực thi công việc.

Tại sao chúng ta phải tham gia khóa học Trồng và chăm sóc cây xanh?
Sau đây chúng tôi sẽ cho các bạn biết về tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người:
- Cây xanh Làm sạch không khí: Lý do đầu tiên chính là cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí. Quá trình quang hợp của cây giúp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 để mang lại bầu không khí trong lành cho cảnh quan xung quanh.
- Cây xanh hỗ trợ hiệu quả các vấn đề về tâm lý: Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đan Mạch đã chỉ ra sống gần cây xanh giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần từ 15 – 55%. Cây có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị tâm lý cho những người bệnh, giúp tinh thần thư giãn và làm giảm stress. Sống trong một môi trường có nhiều cây xanh sẽ giúp con người luôn luôn cảm thấy thư giãn, thoải mái, dễ chịu và trẻ trung hơn. Chính không khí trong lành mà cây cối mang lại đã góp phần đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần ở con người.
- Cây xanh làm giảm tiếng ồn – Tạo bóng mát: Âm thanh trong quá trình phản xạ qua lại nhiều lần trong các tán cây sẽ giảm đi một lượng đáng kể tác động tới đời sống con người. Vì vậy, việc trồng nhiều cây xanh trong đô thị sẽ giảm bớt sự ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân cư.
- Cây xanh làm sạch môi trường đất: Một số loại cây thân gỗ trồng trong đô thị có khả năng hấp thụ các chất kim loại nặng trong đất ô nhiễm như Pb, Cd, Co, Zn,… Chính nhờ khả năng này mà cây có thể ngăn ngừa khả năng các chất độc hại xâm nhập vào nguồn nước ngầm ở khu dân cư.
- Cây xanh làm cải thiện hệ sinh thái: Tạo điều kiện cư trú cho chim, côn trùng, và các động vật khác. Sự đa dạng sinh thái đang ngày càng giảm một cách khó kiểm soát do nạn khai thác rừng quá mức của con người. Các loài động vật bị mất đi chỗ ở, mất đi nguồn thức ăn dẫn đến sự chết dần chết mòn, một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh đô thị
- Khí hậu: Đó là nhiệt độ và độ ẩm không khí mùa hè, ánh nắng chiếu xuống các bề mặt bê tông (công trình, sân, đường, hè phố…) và phản xạ lên thân và lá cây làm cây nóng hơn những cây trồng ở khu vực nông thôn. Mùa đông, thời tiết khô hanh, gió lùa thường xuyên, độ ẩm không khí ít nên cây thiếu nước, đất khô làm giảm khả năng hút khoáng chất của rễ cây. Đối với khí hậu cây ưa lạnh. Không nên áp đặt, cứ thấy đẹp thì trồng. Chưa trồng thử ở Hà Nội thì chưa nên trồng thử ở diện lớn bởi vì chưa biết điều kiện đất đai, khí hậu có phù hợp hay không. Việc quyết định trồng đại trà một cây lớn từ nước ngoài về thì cần phải có khảo nghiệm. Sau khi trồng thử nghiệm vẫn sinh trưởng tốt, không ảnh hưởng gì đến môi trường, không gây thiệt hại thì lúc đó mới quy hoạch và đưa ra đại trà.
- Môi trường nước: Nước rất cần cho cuộc sống của cây, ở đô thị chất lượng và lưu lượng nước hạn chế. Hầu hết bề mặt sân vườn đường phố đều là bê tông, mật độ xây dựng công trình trong đô thị lớn. Nên khi mưa xuống không chảy tràn trên mặt đất và thấm xuống đất như ở môi trường tự nhiên, mà phần lớn nước mưa sẽ thoát vào hệ thống cống của đô thị. Chỉ có một phần rất nhỏ nước mưa được thấm xuống lòng đất để nuôi cây.
- Môi trường đất: Đất nhiều sẽ đảm bảo sự gắn kết và trụ vững của cây để chống lại gió bão. Đất cho phép hệ thống rễ cây hô hấp nhờ vào độ tơi xốp. Nhưng trong các khu vực đô thị, đất nghèo chất dinh dưỡng, chật hẹp và bị nén chặt bởi các mảng khối bê tông của các tòa nhà, sân, đường và vỉa hè, Vấn đề này đã ngăn cản rễ cây di chuyển vào trong lòng đất, và khó khăn để hút ra các khoáng chất. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đất đang là vấn đề, các chất độc hại từ các công trình nhà ở, nhà máy, có thể là thải trực tiếp cũng có thể chỉ do rò rỉ đã có những ảnh hưởng đến sự sống của cây như rụng lá, bệnh, chết.
- Ánh sáng: Cây luôn trực tiếp tiếp xúc với các tia cực tím ngoài trời, đôi khi tác động của thời gian chiếu nắng cả ngày còn gây nguy hiểm cho cây không kém tác hại của cường độ chiếu nắng. Ngoài ra một ảnh hưởng trên mức bình thường đến sự phát triển của cây xanh trên đường phố chính là ánh sáng nhân tạo từ các cột đèn cao áp
- Ô nhiễm không khí: Như các khí NO và NO2, CO, SO2 Khu vực đô thị, ô nhiễm độc hại chủ yếu là do khí thải từ ô tô (NO2), nhưng đặc biệt là ngành công nghiệp (SO2 ). Bụi khói đen bám vào thân, lá cây ngăn cản sự quang hợp.
- Sâu bệnh: Hiện có các loại côn trùng, rầy nâu và các bệnh nấm do vi khuẩn tấn công cây trồng. Côn trùng và sâu bệnh không những ăn phá cây mà còn truyền tải các bệnh nấm đến cây

Một số cách chăm sóc cây xanh đô thị để cây luôn đẹp và khỏe mạnh
- Quét dọn vệ sinh gốc cây: Vệ sinh quét dọn lá cây, cành cây rụng rất cần thiết. Nếu để quá nhiều lá khô thì có thể tạo môi trường sinh ra muỗi, côn trùng, vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe con người.
- Chăm sóc cây đô thị theo chu kỳ phát triển: Cây trong đô thị thường được lưu trữ trong vườn ươm khoảng 5 – 20 năm. Những cây này khi được đem ra trồng trong đô thị thì cần được tưới nước thường xuyên và có cọc giữ cho cây luôn thẳng. Những chiếc cọc này được giữ đến khi cây thực sự trưởng thành đã đạt đến đường nét yêu cầu.
- Quan tâm đặc biệt vào việc giữ ẩm cho đất: Giữ ẩm cho đất là công việc hàng đầu để chăm sóc tốt nhất cho những cây công trình đô thị. Có thể tận dụng nước mưa, nước thải sinh hoạt đã qua xử lý để tiến hành tưới cho cây xanh. Công tác tưới cây có thể diễn ra định kỳ hàng ngày, hằng tuần nhờ vào hệ thống tưới tự động hoặc vòi phun của các xe bồn chuyên dụng.
- Phun thuốc trừ sâu theo định kỳ: Để ngăn ngừa sâu bệnh phát triển làm hại đến quá trình sống của cây, cần tiến hành phun thuốc trừ sâu bệnh định kỳ. Tuy nhiên, quá trình phun thuốc cần đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của khu dân cư đô thị.
- Tiến hành cắt tỉa thường xuyên: Đối với các chủng loại cây có tính hướng quang cao như lim xẹt, phượng vĩ, sọ khỉ, bò cạp nước… thường bị lệch tán, nghiêng ra đường hoặc nơi có không gian rộng cho nên cây có nguy cơ gãy đổ cao trong mùa mưa bão. Cần cắt tỉa cành lá định kỳ để bảo đảm cây không gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, đến hệ thống đường dây điện. Bên cạnh đó, nên cắt tỉa những cành lá ở độ cao dưới 7m hay những cành có khả năng sắp bị gãy để đảm bảo sự an toàn cho người dân.
Tại sao các doanh nghiệp chọn chúng tôi để đào tạo?
- Giảng viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành Cây trồng, vv… Có nhiều năm công tác thực tế tại các doanh nghiệp, có nhiều đề tài nghiên cứu về cách trồng và chăm sóc cây xanh.
- Học viên được tặng 1 bộ tài liệu miễn phí khi học
- Kết thúc khóa học nếu doanh nghiệp cần chúng tôi sẽ hỗ trợ kiến thức miễn phí.
- Học viên được cấp chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học
CHÚNG TÔI NHẬN ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆP
HOTLIE: 0968868641